Dạy Tốt

Kinh nghiệm mở trung tâm dạy thêm chi phí 25 triệu đồng

Việc mở một trung tâm dạy thêm có thể là một cơ hội kinh doanh tuyệt vời, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi sự chuẩn bị và kế hoạch kỹ lưỡng. Dưới đây là một số kinh nghiệm mở trung tâm dạy thêm có thể sẽ có ích đối với những đối tượng đang có nhu cầu thành lập một trung tâm dạy thêm.

Xem thêm: Gia sư dạy Toán lớp 8

blank

Điều kiện mở trung tâm dạy thêm

Giám đốc trung tâm

Người điều hành trung tâm dạy thêm phải không phải là cán bộ viên chức của nhà nước. Họ cần đảm bảo sức khỏe và được đào tạo, có trình độ chuyên môn, cấp độ đào tạo phải tương ứng với các cấp học mà trung tâm đảm nhận. Họ không được trong thời gian bị truy cứu hoặc bị hạn chế bởi pháp luật. Theo quy định, người đứng đầu trung tâm phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Giáo dục và độ tuổi từ 25 đến 65.

Giáo viên trung tâm

Giáo viên khi dạy cần đảm bảo sức khỏe là điều cần thiết để thực hiện công việc. Trình độ chuyên môn của giáo viên phải phù hợp với các cấp học, tuân theo quy định của Luật Giáo dục. Giáo viên cần phải có phẩm chất đạo đức cao, không bị hạn chế hoặc truy cứu trách nhiệm theo luật pháp. Đối với giáo viên đã hưởng quỹ lương của đơn vị công lập thì chỉ được dạy thêm đối với học sinh đang dạy chính khóa.

Cơ sở vật chất

Để dạy thêm hiệu quả, cần phải có đủ cơ sở vật chất phù hợp với nhu cầu của học sinh và giáo viên. Cơ sở vật chất ở trung tâm dạy thêm cần đảm bảo:

  • Không gian học tập rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ.
  • Bảng, bút, sách vở và các dụng cụ hỗ trợ khác.
  • Âm thanh, ánh sáng và điều hòa tốt.
  • An ninh và an toàn đảm bảo.

Những kinh nghiệm mở trung tâm dạy thêm

Lên ý tưởng cho việc thành lập trung tâm dạy thêm

Có thể nói đây là một trong những bước quan trọng để thành lập trung tâm dạy thêm. Các ý tưởng cần phải bám sát thực tế, nhu cầu học tập của mọi người, có tính khả thi và hướng tới một mục tiêu cụ thể. Khi lên ý tưởng, mọi người cần phải dự tính sẵn những khó khăn có thể xảy ra, chuẩn bị phương án khắc phục.

Tìm chọn cơ sở hạ tầng cho trung tâm

Để trung tâm ngày càng phát triển thì việc lựa chọn địa điểm giảng dạy là một trong những bước không thể thiếu. Nên ưu tiên những khu vực thuận tiện với quãng đường di chuyển của học sinh, đảm bảo an ninh, có mức chi phí mặt bằng hợp lý.

Ngoài ra, cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất làm việc của các trung tâm giáo dục. Để đảm bảo môi trường học tập thuận lợi, trung tâm cần cung cấp đầy đủ trang thiết bị và tiện nghi cho học sinh. Điều này bao gồm việc đảm bảo đủ bàn ghế, ánh sáng đầy đủ, không gian thoáng đãng cũng như các thiết bị như máy chiếu, loa đài trong các phòng học.

Vì trung tâm xác định hoạt định lâu dài nên hãy ưu tiên mua sắm những thiết bị mới, thuộc nhãn hàng uy tín để đảm bảo chất lượng. Những thiết bị cũ tuy giá thành rẻ hơn nhưng không có bảo hành, khả năng hỏng hóc tương đối cao. Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh.

Đối tượng trung tâm dạy thêm hướng tới

Chương trình học của các cấp bậc không giống nhau, mỗi môn học có tính chất riêng nên ngay từ đầu trung tâm cần xác định rõ đối tượng hướng đến thuộc cấp bậc nào, môn học nào. Từ đó, xây dựng kế hoạch, lộ trình học tập phù hợp giúp học viên đạt kết quả cao.

Tìm kiếm nguồn nhân lực dạy học chất lượng

“Một gánh sách không bằng một người thầy giỏi.” (Ngạn ngữ Trung Quốc). Để học sinh ngày càng tiến bộ thì sự giảng dạy từ những thầy cô rất quan trọng và cần thiết. Một trung tâm có uy tín, chất lượng hay không chủ yếu là do đội ngũ giáo viên. Giáo viên của trung tâm cần có kinh nghiệm dạy học, áp dụng phương pháp dạy học tích cực hiệu quả sẽ giúp học sinh biết đến và yêu mến nhiều hơn.

Thống kê các khoản chi phí để mở trung tâm dạy thêm

Việc mở trung tâm đòi hỏi một số chi phí không nhỏ. Vì vậy, việc thống kê chi phí một cách đầy đủ rất quan trọng để bộ phận quản lý có thể lập kế hoạch hiệu quả khi bắt đầu hoạt động. Các khoản chi phí cần được tính đến bao gồm thuê mặt bằng, mua sắm thiết bị, chi phí nhân viên và giảng viên, cùng các chi phí quảng cáo cho trung tâm. Cụ thể:

  • Mặt bằng: 5.000.000 – 25.000.000 đồng/tháng (miễn phí nếu mở ở nhà bạn)
  • Mua sắm thiết bị, cơ sở hạ tầng: 10.000.000 – 100.000.000 đồng
  • Thuê nhân viên, giáo viên: từ 5.000.000 đồng/tháng (giáo viên trả từ học phí học sinh)
  • Quảng cáo, marketing: 5.000.000 – 15.000.000 đồng/tháng
  • Tổng: 25.000.000 – 150.000.000 đồng

Tuân thủ các quy định pháp luật

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, không được dạy thêm với những trường hợp sau:

– Những học sinh đã học trên 2 buổi/ ngày.

– Học sinh tiểu học không được học thêm, chỉ trừ trường hợp bổ túc kiến thức, bồi dưỡng học sinh giỏi, rèn luyện kỹ năng sống…

– Các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng, trường nghề hay trung cấp chuyên nghiệp không được tổ chức dạy thêm.

– Đối với giáo viên đang công tác tại các đơn vị công lập, không dạy thêm khi chưa được Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó cho phép.

Các trung tâm dạy thêm cần nắm rõ các trường hợp kể trên, giảm thiểu những rắc rối liên quan đến luật pháp.

Xem thêm: Trung tâm gia sư Hà Nội

blank

Cuối cùng: Hiện nay, số lượng trung tâm dạy thêm tại địa bàn Hà Nội ngày càng tăng. Vì vậy, khi quyết định thành lập một trung tâm dạy thêm, mọi người nên tham khảo kinh nghiệm từ những anh chị đi trước, khảo sát thực tế, nắm bắt nhu cầu học tập của học viên hiện nay, tìm kiếm nguồn giáo viên chất lượng, mức học phí hợp lý để thu hút nhiều học sinh, phụ huynh đến đăng kí. 

Các bạn muốn xây dựng trung tâm có thể gửi email: giasudaytot2012@gmail.com. Trung tâm rất mong được hợp tác.