Học Tập

Mô tả công việc gia sư | 05 việc cần chuẩn bị khi đi dạy?

Công việc gia sư ngày càng được nhiều bạn sinh viên lựa chọn để kiếm thêm thu nhập, tích lũy kinh nghiệm. Bởi công việc này có nhiều ưu điểm, phù hợp với lịch học của sinh viên. Tuy nhiên, không phải bất kì ai cũng có thể làm tốt công việc này. Các bạn sinh viên cần phải bỏ ra một khoản thời gian chuẩn bị khi đi dạy để đảm bảo nhận lớp thành công, theo dạy các em học sinh lâu dài.

Mô tả công việc gia sư

Gia sư là công việc dạy học tại nhà học sinh. Người dạy sẽ tới nhà của học sinh để truyền đạt, giảng dạy các kiến thức của môn học theo yêu cầu của phụ huynh, học sinh.

Gia sư có thể là các sinh viên có học lực khá trở lên đang theo học tại các trường đại học hoặc là các giáo viên đang giảng dạy tại các trường học. Mức lương giữa gia sư là sinh viên và gia sư là giáo viên sẽ có sự chênh lệch.

Gia sư khi đi dạy cần làm một số công việc sau:

  • Giúp các em học sinh tổng ôn lại những kiến thức đã học;
  • Giảng dạy những kiến thức mới;
  • Giải đáp những thắc mắc liên quan đến nội dung bài học cho các em học sinh;
  • Hướng dẫn các em học sinh giải các bài tập ứng dụng từ dễ đến khó, từ cơ bản đến nâng cao;
  • Cải thiện kĩ năng làm bài của các em học sinh;
  • Mở rộng kiến thức,…

Ngoài ra, với những lớp luyện thi chuyển cấp, đòi hỏi gia sư phải chuẩn bị nhiều đề kiểm tra để cho các em luyện tập, dành thời gian chữa đề cho các em.

♥ Xem thêm: Gia Sư Ielts Hà Nội

blank

Gia sư cần chuẩn bị gì khi đi dạy?

1. Mang theo thẻ sinh viên hoặc một số chứng chỉ nếu có

Điều này chỉ áp dụng đối với một số gia sư đi dạy buổi đầu tiên. Không phải phụ huynh nào cũng yêu cầu cho xem thẻ sinh viên nhưng gia sư cũng cần mang theo phòng trường hợp phụ huynh bất chợt hỏi.

Gia sư cũng không cần quá lo lắng khi phụ huynh yêu cầu cho xem thẻ sinh viên, họ không có ý xấu gì hết chỉ muốn xác nhận lại chắc chắn. Như vậy, phụ huynh mới yên tâm để gia sư kèm cặp con em mình.

2. Ăn mặc chỉnh tề, gọn gàng

Ấn tượng đầu tiên rất quan trọng nên các bạn gia sư khi đi dạy cần chuẩn bị kỹ càng bắt đầu từ việc lựa chọn trang phục. Gia sư không bắt buộc phải ăn mặc quá lộng lẫy, cầu kì hay rũ bỏ hết cá tính của riêng mình nhưng ít nhất cũng cần phải chỉnh tề, gọn gàng, phù hợp với thuần phong mỹ tục. Nhiều bậc phụ huynh sẽ nhìn vào cách ăn mặc của gia sư mà đánh giá gia sư có đang nghiêm túc với công việc không.

3. Soạn giáo án đầy đủ

Mặc dù đó là các kiến thức gia sư đã học nhưng gia sư cũng cần phải soạn giáo án đầy đủ để điều chỉnh nội dung học sao cho phù hợp với thời gian dạy. Một tiết học trên lớp chỉ kéo dài 40 phút, ít hơn rất nhiều so với thời gian học thêm nhưng số lượng buổi học thêm không nhiều, một tuần chỉ có thể học 2-3 buổi nên gia sư cần phân chia lượng kiến thức sao cho vừa phải.

Mỗi lần soạn bài là một lần gia sư xem lại các kiến thức. Đó đều là các kiến thức mà gia sư đã từng được học nhưng thời gian trôi qua, nhiều nội dung được cải tiến nên việc soạn bài khi đi dạy không bao giờ là dư thừa.

Gia sư có thể tham khảo các bài giáo án điện tử ở những trang uy tín để nắm bắt được chương trình học. Ngoài ra, gia sư có thể bổ sung những kiến thức của chính bản thân đã được học để mở rộng thêm cho các em học sinh.

blank

 

4. Tìm và in bài tập cho các em học sinh

Nếu chỉ giảng xong rồi để đấy không cho các em làm bài tập ứng dụng thì các em không thể nào hiểu được và nhớ kiến thức. Những lý thuyết mà gia sư giảng dạy cho các em sẽ phục vụ cho việc làm bài tập của các em học sinh. Gia sư cần có một bài tập cụ thể như một ví dụ minh họa cho lý thuyết đó để các em hình dung được các bước, các thao tác làm bài.

Gia sư có thể tham khảo các bài tập trong sách giáo khoa hoặc các bài tập ở nhiều nguồn uy tín khác nhau để da dạng hóa kiểu bài. Bởi vì làm mãi một dạng bài các em sẽ dần dần cảm thấy chán, không hứng thú.

5. Chuẩn bị bài kiểm tra định kì

Điều này để giúp các bạn gia sư có thể đánh giá đúng năng lực học, khả năng tiếp thu, kĩ năng làm bài của các em học sinh. Đề kiểm tra cần có sự phân bố các câu từ dễ đến khó, bao quát kiến thức.

Với những gia sư chưa có kinh nghiệm có thể tham khảo những đề thi từ nhiều nguồn uy tín. Đây là một bài kiểm tra để tổng hợp lại kiến thức cho các em và để gia sư đánh giá học lực của các em nên gia sư không cần quá đặt nặng vấn đề điểm số.

Gia sư có thể thiết kế những bài kiểm tra nhỏ như một cách để các em ôn lại kiến thức cũ, nhớ bài lâu hơn.

6. Chủ động trong phương tiện di chuyển

Đối với gia sư có phương tiện di chuyển thì khi đi dạy nên chuẩn bị kỹ càng, tránh trường hợp đang đi giữa đường xe hết điện hoặc hết xăng. Việc này gây mất thời gian, chưa kể trường hợp trời đổ mưa, đường xá ngập lụt.

Đối với gia sư sử dụng phương tiện công cộng chủ yếu là xe buýt thì cần căn chỉnh thời gian để kịp chuyến, kịp giờ dạy. Vì có những gia đình phụ huynh ở cách xa bến xe buýt nên gia sư vẫn cần đi bộ một đoạn đường mới có thể đến được nhà học sinh. Gia sư nên nắm bắt được các tuyến xe buýt sẽ chạy qua khu vực mình gia sư để có thể sắp xếp giờ dạy hợp lý, tránh về quá muộn lỡ tuyến xe buýt cuối cùng.

♥ Xem thêm: Trung Tâm Gia Sư Hà Nội

Công việc gia sư không phải chỉ dành riêng cho những bạn học sư phạm, chỉ cần các bạn yêu thích và làm việc có trách nhiệm, nhiệt tình, cố gắng cải thiện những phần thiếu sót của bản thân thì dù không phải chuyên môn sư phạm các bạn vẫn có thể làm tốt như bao người khác. Làm công việc này chúng ta càng thêm trân quý những người thầy người cô ngày xưa đã tận tình, giúp đỡ mình thành tài.

blank